Anca Dumitrovici Ababneh, nguyên trưởng khoa ung thư tại Bệnh viện Cấp cứu Hạt Suceava, bị phạt án tù treo vì nhận hối lộ của 280 bệnh nhân.
Bác sĩ bị bắt ngày 20/1, khi các công tố viên đột kích Khoa Ung bướu của Bệnh viện Hạt Suceava. Đến ngày 29/8, bác sĩ bị kết án. Các công tố viên chống tham nhũng xác nhận, chỉ trong một ngày, người này đã nhận hối lộ từ 29 bệnh nhân ung thư.
Cáo trạng nêu, trong vòng chưa đầy một tháng, bà đã nhận hối lộ 280 lần từ các bệnh nhân khác nhau. Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến ngày 19/01/2023, bác sĩ liên tục yêu cầu 64 bệnh nhân trả thêm tiền hoặc tặng bà các vật phẩm như mật ong, phô mai, cà phê, chocolate. Tổng số tiền hối lộ là khoảng 5.400 USD. Sau đó người bệnh mới được nhận các hình thức điều trị đáng lẽ miễn phí. Anca Ababneh Dumitrovici thừa nhận toàn bộ cáo buộc.
Lực lượng chống tham nhũng đã thu thập một số đoạn ghi âm và video trong phòng khám của bác sĩ để ghi lại hành vi tiêu cực. Họ cũng nhận được nhiều khiếu nại từ bệnh nhân. Một trong những đơn khiếu nại được người thân của một bệnh nhân quân đội. Bệnh nhân này đã tử vong sau khi bác sĩ Ababneh không kê đơn thuốc nhiều tháng.
Tuy nhiên, Anca Ababneh Dumitrovici chỉ nhận mức án hai năm 6 tháng tù treo. Tòa án đã cấm bà hành nghề bác sĩ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng 5 năm.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thăm dò chính thức thuộc Ủy ban châu Âu, Romania là một trong những quốc gia có tình trạng đưa và nhận hối lộ trong ngành y tế cao nhất. Đây cũng là nước có tuổi thọ trung bình thấp nhất toàn lục địa. Theo các chuyên gia, bệnh nhân thường bị vòi tiền để đổi lấy các dịch vụ y tế đáng lẽ họ được nhận miễn phí.
Tờ Frontier cũng phân tích tình trạng này. Lý do đầu tiên khiến người bệnh có thói quen đưa hối lộ cho bác sĩ là mong muốn được chăm sóc tận tình hơn, hoặc ít nhất là không bị từ chối chữa bệnh. Tiếp đến, họ muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với bác sĩ theo quan niệm Hồi giáo.
Theo cuộc khảo sát của Eurostat do Ủy ban châu Âu công bố, cứ 5 bệnh nhân thì một người thừa nhận từng tặng tiền mặt hoặc quà đắt tiền cho bác sĩ khi họ cần khám chữa bệnh tại một cơ sở y tế công lập. Trong phòng chờ, thậm chí trước bệnh viện, bệnh nhân và người nhà tiếp tục trao đổi thông tin về số tiền họ phải chi ra để được chăm sóc tận tình. 18% người Romania thừa nhận từng gửi phong bì đến phòng khám hoặc nhét trực tiếp vào túi bác sĩ.
Thục Linh (Theo Spot Media)
Tham khảo từ https://vnexpress.net/bac-si-romania-nhan-hoi-lo-tu-gan-300-benh-nhan-4787801.html
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, https://lacongnghe.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định. Xin cảm ơn!